Những loại keo tản nhiệt cho CPU và GPU - Laptop Tân Gia Huy

Những loại keo tản nhiệt cho CPU và GPU

Những loại keo tản nhiệt cho CPU và GPU

Keo tản nhiệt là một dạng chất dẫn nhiệt, dạng sệt gần giống như keo. Nó là thứ không thể thiếu trên cả desktop và laptop. Nó lấp đi những điểm khuyết rất nhỏ trên bề mặt cpu và tản mà mắt thường chúng ta sẽ rất khó thấy. Từ đó giúp cho tản nhiệt làm việc hiệu quả hơn cũng như cpu được mát hơn, đảm bảo sự ổn định cũng như tuổi thọ của cpu cũng được lâu dài hơn. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về keo tản nhiệt cho CPU và GPU và những đặc tính của nó, 

Có bao nhiêu loại keo tản nhiệt cho CPU và GPU?

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại keo tản nhiệt chính: 

 – Keo tản nhiệt gốc kim loại: Là loại keo có hiệu năng truyền nhiệt tốt. Trong thành phần của loại keo này có chứa các hạt kim loại vô cùng nhỏ, có thể là nhôm, kẽm, đồng hay bạc. Nhược điểm của loại keo này là vì có chứa kim loại nên ngoài dẫn nhiệt ra thì nó có thể bị dẫn điện. Tuy nhiên, hiện nay một số nhà sản xuất đã có cải tiến với các cấu trúc cách ly dẫn điện trong keo. 

Những loại keo tản nhiệt cho CPU và GPU

 – Keo gốm: Gốm là một vật liệu dẫn nhiệt tốt và an toàn vì không dẫn điện. Nên đây được cho là một loại keo khá an toàn. Tuy nhiên, keo gốm không đạt được hiệu suất truyền nhiệt tốt như keo gốc kim loại. 

 – Keo gốc silicon: Thành phần của keo này có chứa silicon và kẽm. Keo có hiệu suất dẫn nhiệt kém và thường đi kèm với tản nhiệt stock của cpu.

 + Ngoài ra, còn có dạng keo tản nhiệt là kim loại lỏng cho hiệu suất truyền nhiệt cực kì tốt. Thành phần chính của nó là Gallium, một kim loại có nhiệt độ nóng chảy ở 29 độ C. Nó không độc hại như thủy ngân nên khá an toàn. Tuy nhiên, nó cũng dẫn điện tốt nên cần phải cẩn thận khi sử dụng. 

Những loại keo tản nhiệt cho CPU và GPU

Keo tản nhiệt cho CPU và GPU có cần thiết hay không?

Như chúng ta đã biết, khi máy tính hoạt động nó luôn tỏa nhiệt. Đặc biệt là khi chơi game hoặc thiết kế đồ họa, render thì máy cần hoạt động tối đa thì nhiệt độ tỏa ra càng cao. Nếu cpu hay gpu không được bôi keo hoặc keo đã khô thì bộ phận tản nhiệt sẽ không làm việc được hiệu quả. Từ đó nhiệt độ của linh kiện sẽ tăng lên rất cao, nếu nhiệt độ hơn 100 độ máy sẽ tự động sập nguồn. Thậm chí các linh kiện bên trong có thể sẽ bị hỏng. 

Những loại keo tản nhiệt cho CPU và GPU

Khi nào cần thay keo tản nhiệt?

Đối với những máy mới mua, bạn nên thay keo sau 2 năm sử dụng và sau đó là mỗi năm một lần. Trường hợp máy sử dụng để chơi game hoặc làm đồ họa, render thì nên rút ngắn thời gian thay keo lại, bởi keo có thể sẽ khô nhanh hơn. 

Cách thay keo tản nhiệt

Trước khi thay keo tản nhiệt, bạn cần làm vệ sinh sạch sẽ những keo cũ còn bám trên bề mặt cpu, gpu và tản. Bạn có thể sử dụng giấy ăn và tăm bông để vệ sinh cho những góc cạnh. Với những linh kiện mới, chưa có keo tản nhiệt sẵn thì không cần.

Sau đó, bạn trít một lượng keo vừa phải lên bề mặt cpu hoặc gpu, tránh sử dụng quá nhiều keo nếu không sẽ bị tràn ra ngoài và dính vào các linh kiện khác. Bạn có thể tham khảo trên mạng và lượng keo và cách bôi cho hiệu quả nhất. Sau đó, đặt tản nhiệt lên cpu, gpu và cố định nó lại.

Những loại keo tản nhiệt cho CPU và GPU

Lưu ý: với keo tản nhiệt dạng kim loại lỏng hoặc bạn không biết làm thì nên nhờ người có kinh nghiệm hoặc thợ để được hỗ trợ nhé. 

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về keo tản nhiệt cho CPU và GPU mà bạn nên biết. Nếu bạn đang có nhu cầu mua laptop, hãy đến ngay Tân Gia Huy để được mua với những ưu đãi cực kỳ hấp dẫn nhé.